Hôm 24 tháng 4, Tổng công ty Hàng không Việt Nam có đưa ra bảng giá đối với các chuyến bay đưa công dân từ nước ngoài về Việt Nam. Các chuyến bay đón công dân về đa phần đề từ các nước là điểm nóng của dịch covid-19. Giá vé tùy khoảng cách dao động từ 300~2300 đô la Mỹ.
Ngay sau khi bảng giá trên được lan truyền trên mạng, ngay lập tức 1 làn sóng chỉ trích của những người "xưng danh Việt Kiều" bùng nổ, hàng loạt các comment bày tỏ sự giận dữ đối với giá vé máy bay mà họ cho là "quá đắt", một tài khoản tên Long Tứ nói: "Bây giờ là cơ hội cho bọn sâu bọ đại sứ quán làm ăn đây mà", người khác tên Phương Anh thì mỉa mai: "Nhân đạo kiểu gì thế không biết, có mà nhân nhân tiền", ngoài ra còn rất nhiều comment như "niềm hy vọng đã vụt tắt, ai có tiền mới được về, 2300 đô sống được 8 tháng" hay "giá cả như thế thì còn ác hơn cả Trung Quốc, nhân đạo cái gì, nhân tiền thì có"... Thậm chí còn có nhiều comment tát nước theo mưa, lợi dụng bài viết để bôi nhọ lãnh đạo Nhà nước, xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước.
Dẫu biết rằng có nhiều người luôn mang trong mình tâm lý "dựa vào cái nghèo, dựa vào hoàn cảnh khó khăn" để đòi hỏi được miễn phí, muốn ăn sẵn mà không phải mất tiền, muốn được người khác phục vụ mà không tốn công tốn sức. Nhưng quả thật, đến mức như thế này thì thật quá thể đáng.
Cần phải biết, chính sách đón công dân của Nhà nước về nước để tránh dịch, mang ý nghĩa nhân đạo hơn nhiều so với 2300 đô tiền vé. Trong tâm bão dịch bệnh, sự "nhân đạo" ấy thể hiện ở việc Nhà nước thông qua đại sứ quán làm việc với chính quyền sở tại để mở đường bay, cấp phép cho sân bay hạ cánh trong bối cảnh nhiều quốc gia đã đóng cửa. Nếu không có sự can thiệp của Nhà nước thì dù có 230.000 đô cũng không có cửa lên máy bay về nước. Không có Đại sứ quán nào "ăn" được tiền vé của Kiều bào bỏ ra, ngược lại, khi kiểu bào về nước còn được cách ly miễn phí, được Quân đội, công an, y bác sỹ phục vụ tận răng trong 14 ngày, nếu không may dương tính với covid-19 thì còn được điều trị miễn phí. Với 2300 đô sống 8 tháng ở nước ngoài liệu có được như vậy không?
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vận tải hàng không họ cũng không phải là "nhà từ thiện", trong bối cảnh ngành hàng không đang chịu rất nhiều thiệt hại vì dịch bệnh thì lẽ dĩ nhiên họ cũng có cái lý của họ khi đưa ra mức giá như vậy. Không Nhà nước hay Đại sứ quán nào ăn được tiền vé đó. Một máy bay bay đến đón đồng bào về nước từ tâm dịch, tuy là đi 2 chiều nhưng người đi chỉ trả tiền vé 1 chiều về, chiếc máy bay đó chiều đi hoàn toàn do công ty hàng không chi trả. Máy bay cất cánh, hạ cánh đều mất chi phí khử trùng, khử khuẩn, vệ sinh máy bay, phi hành đoàn bay sang đón Kiều bào về nước họ cũng phải cách ly 14 ngày và chịu rủi ro nhiễm bệnh rất cao, vậy thì ai sẽ là người trả những chi phí trên, ai sẵn sàng bay vào vùng dịch vì 2300 đô, chịu rủi ro dịch tễ để đón đồng bào về nước? Vậy thì nỡ lòng nào lại sẵn sàng dùng lời khó nghe để chỉ trích họ, "bắt" họ phải làm miễn phí mới là nhân đạo???
Tháng 2 vừa rồi, có tỷ phú thuê chuyên cơ đón con gái về nước tránh dịch với chi phí hơn 8 tỷ, lấy đó để minh chứng rằng chi phí cho 1 chuyến bay như thế sang vùng có dịch đón kiều bào có chi phí rất lớn. Doanh nghiệp họ cũng phải sống, người lao động họ cũng phải sống, có lý do gì mà bắt họ phục vụ miễn phí "vô điều độ"???
Còn nhớ, khi nước Mỹ, Nhật và nhiều quốc gia châu Âu thông báo đón công dân về nước, tất cả các quốc gia giàu có này đều yêu cầu công dân tự chi trả tiền di chuyển với chi phí hàng ngàn đô, nhưng không thấy ai khóc hộ là "vô nhân đạo".
Còn nhớ, trong những lần đón công dân về nước "hoàn toãn miễn phí" trước kia, nhiều người đã tự ý bỏ trốn, tự ý rời khỏi khu cách ly tìm cách ra nước ngoài, để rồi một lần nữa Nhà nước lại phải "đón" họ miễn phí về một lần nữa, lại phải xử lý các hệ quả do họ gây ra.
2300 đô không lớn lao gì, nhưng chính tấm lòng và những ưu ái, nỗ lực để giúp đỡ đồng bào về nước thì không có 2300 đô nào mua được. Bây giờ, có 2300 đô, sống 8 tháng bên Mỹ liệu có an toàn???
Nhận xét
Đăng nhận xét