Căn nguyên khiến nước Mỹ sa lầy thảm họa CoVid 19

Tình hình dịch Covid-19 đang lan rộng tại Mỹ, khiến Mỹ trở thành “nước lớn nhất” thế giới về lượng người nhiễm CoVid 19. Giới chuyên gia nhận định đây là hậu quả của việc chính quyền đương nhiệm không đầu tư đúng mức cho khoa học. Khoa học và y tế cộng đồng chưa bao giờ là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong nhiệm kỳ. Còn nhớ, đảng Cộng hòa của ông Trump và một bộ phận dư luận Mỹ đã công kích chính sách y tế bảo hiểm toàn dân của Tổng thống Obama là không hiệu quả, là chính sách của xã hội cộng sản,…

Trong 2 năm đầu tiên của nhiệm kỳ, ông đã sa thải hơn 1.600 nhà khoa học liên bang và cắt giảm hơn 100 ủy ban tư vấn khoa học không cần thiết, tờ The Washington Post đưa tin. Trong số những người ra đi, đa phần là các nhà khoa học xã hội, nhà bảo tồn đất, chuyên gia về khoa học vật lý - hóa học, địa chất, thiên văn học và vật lý. Ngân sách chi cho nghiên cứu khoa học cũng bị cắt giảm hoặc giám sát chặt chẽ.
Năm 2018, ông Trump bị các nhà khoa học phản đối vì giải thể bộ phận An ninh y tế và sinh học của Hội đồng An ninh quốc gia NSC, được Tổng thống Obama lập ra sau đại dịch Ebola 2014. Năm 2016, cơ quan này đã cung cấp một tài liệu dài 69 trang hướng dẫn các bước mà chính quyền cần thực hiện khi đại dịch xảy ra, trong đó ưu tiên chuẩn bị vật tư y tế cho y bác sĩ và bệnh nhân. Tài liệu này đã không được ông Trump để ý đến, khiến nước Mỹ chậm một bước trong cuộc đua với dịch bệnh và thiếu hụt bộ xét nghiệm, khẩu trang, máy thở.
Các quan chức bang Virginia báo cáo chỉ nhận được 10% số thiết bị cần thiết từ Bộ Y tế trong tuần qua. “Các bang cầu xin sự trợ giúp từ chính quyền liên bang, nhưng thật đáng sợ là Tổng thống Trump đã nói không”, Hạ nghị sĩ Abigail Spanberger, bức xúc.
Cách đây chưa lâu, vào tháng 2 - khi dịch bệnh vẫn còn ở đâu đó bên ngoài nước Mỹ, ông Trump đã phê duyệt dự toán ngân sách năm 2021, trong đó cắt giảm 1,3 tỉ USD ngân sách cấp cho Trung tâm phòng ngừa dịch bệnh (CDC) trong 10 năm tới.
Tờ The New York Times dẫn lời bà Susan Rice, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đánh giá: “Số ca mắc bệnh ở Mỹ đang tăng theo cấp số nhân và hệ thống y tế của chúng ta không được trang bị đầy đủ để đối phó với sự bùng nổ của dịch bệnh”,
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự đánh giá thấp của ông Trump dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học, nhất là trong lĩnh vực y tế, đã dẫn ông đến nhiều phát ngôn và chính sách sai lầm khi đối đầu với Covid-19, tiêu biểu như việc ông Trump cổ súy sử dụng thuốc điều trị sốt rét chloroquine trong trận chiến chống Covid-19 hay khuyến khích người dân quay trở lại làm việc sau lễ Phục sinh.
Với điều kiện nghiên cứu eo hẹp, các nhà khoa học Mỹ giờ đây đang phải nỗ lực hết sức để tìm ra vắc xin phòng ngừa và thuốc điều trị sác cô vi 2. “Các nhà khoa học có chuyên môn ra đi sẽ làm suy yếu khả năng của chính phủ”, Linda Birnbaum, người đã dành 4 thập niên làm việc về độc chất và các vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Viện Y tế quốc gia, cho biết.
Từ bài học của nước Mỹ và Châu Âu cho thấy, họ đặt lợi ích kinh tế lên cao nhất, xem nhẹ chính sách an sinh, cộng đồng. Thế nên, dù đã chứng kiến bài học Vũ Hán – Trung Quốc xảy ra trước nhiều tháng, nhưng họ vẫn tự để mình rơi vào thế bị động, không làm công tác tuyên truyền trong dân, không chuẩn bị  điều kiện đối phó với dịch bệnh, bao biện bằng chính sách vô nhân đạo là “miễn dịch cộng đồng”. Đến khi thảm họa dịch bệnh bùng nổ, không thể bao biện, che đậy nổi họ mới cuống cuồng cứu vãn tình thế thì đã quá muộn. Những hình ảnh hãi hùng xảy ra ở Vũ Hán mà truyền thông phương Tây từng say mê chế giễu, đâm chọc, bỉ bôi trước đó giờ đang diễn ra y hệt ở chính nước họ, nhưng thảm khốc hơn, buộc họ phải lựa chọn “bỏ già cứu trẻ”, khuyên người già hãy hy sinh để cứu vãn nền kinh tế cho con cháu và đất nước họ.
Thật may, Việt Nam dù hội nhập rất sâu vào nền kinh tế lớn của thế giới, tưởng chừng như không thể tránh được thảm họa liên tiếp, hết từ nguồn dịch Trung Quốc cho đến nguồn dịch từ Châu Âu, nay là nguồn dịch từ khắp thế giới bởi Đảng và Nhà nước ta, dù nghèo vẫn luôn đề cao chính sách an sinh xã hội, y tế cộng đồng, xem trọng  tính mạng của mọi người dân lao động, xem trọng đoàn kết dân tộc, vận động, thuyết phục người dân ủng hộ các quyết sách của Chính phủ nên đã khiến thế giới ngạc nhiên về một Việt Nam thành công “chống dịch bằng biện pháp của con nhà nghèo”

Nhận xét