VÌ SAO VIỆT NAM “KHÔNG DÁM” NÊU TÊN TRUNG QUỐC KHI TỐ CÁO XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN ĐÔNG?




Việc lần đầu tiên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam thay mặt Nhà nước ta phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đề cập đến vấn đề xung đột trên Biển Đông. Nội dung được truyền thông Nhà nước tường thuật rằng, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về các diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, trong đó có các vụ việc nghiêm trọng xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở những vùng biển của Việt Nam được xác định bởi UNCLOS và kêu gọi “Các quốc gia liên quan cần tự kiềm chế và tránh các hành động đơn phương vốn có thể làm phức tạp hoặc leo thang căng thẳng trên biển, đồng thời giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS”. Ngay lập tức, RFA đã giật tít “Việt Nam đưa căng thẳng Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc, tránh nhắc tên Trung Quốc”, đồng thời trên facebook giới zân chủ tích cực đăng bình luận công kích Nhà nước “hèn nhát”, không dám chỉ thẳng tên Trung Quốc, vẫn đi đêm, vẫn không dám kiện Trung Quốc, không dám tự vệ bằng đạn pháo… khi bị Trung Quốc xâm lược như vậy!
Trên thực tế, việc phản đối bằng con đường ngoại giao, hòa bình cần “tương xứng”, cần dựa trên nguyên tắc “có đi có lại” chứ không phải chỉ mặt đặt tên Trung Quốc ra được hàng trăm quốc gia thành viên mới là “dũng cảm”.
Nên nhớ, tại phiên họp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cuối tháng 7 vừa qua, chính Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã chỉ thẳng tên nhóm tàu Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam và kêu gọi các quốc gia trong khu vực đoàn kết giữ hòa bình trong khu vực. Trước đó Trung Quốc đưa vũ khí ra Hoàng Sa, Việt Nam đã gửi thư tới Liên Hợp Quốc phản đối. Tức Việt Nam hoàn toàn không hề tránh né chỉ mặt đặt tên Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, tuy nhiên trên Diễn đàn Liên Hợp Quốc, ứng xử ngoại giao cũng phải có thông lệ, tương xứng, trong khi Trung Quốc chưa hề đề cập đến Việt Nam thì phản ứng của chúng ta phải “đặt trong tầm kiểm soát”.
Gần đây, trong hầu hết các hoạt động ngoại giao của Việt Nam từ Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Quốc hội… tới các nước đều nêu vấn đề Biển Đông và hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ra và đề nghị đối tác ủng hộ Việt Nam, công khai lên án Trung Quốc trong tuyên bố chung sau cuộc gặp hoặc chí ít họ cũng phải đồng tình với lập trường của Việt Nam. Như vậy có thể nói rằng Việt Nam đã “tổng tấn công” trên mặt trận ngoại giao, không ngại gì chuyện “chỉ mặt đặt tên” kẻ xâm phạm chủ quyền. Thậm chí Phó Thủ tướng ta sang hội chợ thương mại của Trung Quốc cũng “tranh thủ” lên án bạn dừng việc xâm phạm chủ quyền. Trong các thư chúc mừng Quốc khánh Trung Quốc 1/10, từ Tổng Bí thư tới Bộ trưởng ngoại giao cũng đều cài “thông điệp” đề nghị Trung Quốc “kiểm soát xung đột” trên biển.
Còn tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, có thể so sánh, giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra “chiến tranh thương mại” thực sự gây tổn thất khủng khiếp tới nền kinh tế Trung Quốc, bản thân Trung Quốc đã kiện Mỹ ra WTO, tuy nhiên trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc mới chỉ “kín đáo công kích Mỹ”, “không ít lần ám chỉ tới đối thủ cạnh tranh Mỹ” trong quá trình diễn giải việc “lên án chủ nghĩa dân tộc và các chính sách đơn phương, cùng lúc nhấn mạnh quan điểm của Trung Quốc về các vấn đề toàn cầu như thương mại, việc thành lập một nhà nước độc lập của người Palestine và tầm quan trọng của các mối quan hệ hợp tác”.
Chứng kiến hành động kiên quyết trên thực địa, tổng tấn công Trung Quốc trên lĩnh vực ngoại giao và truyền thông, đến ngay cả những chuyên gia quân sự phương Tây cũng phải thừa nhận, Đảng Cộng sản Việt Nam không có phe thân Trung Quốc, là nước mạnh mẽ nhất trong đấu tranh với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền so với các quốc gia trong khu vực. Do vậy, mọi lập luận kiểu “đâm bị thóc, chọc bị gạo” như RFA và đám đội lốt “đấu tranh dân chủ” “hay “yêu nước” trên mạng nêu trên cho thấy động cơ đen tối, không thực sự vì lợi ích dân tộc Việt Nam.

Nhận xét