Mõ Làng
“ĐỔI MỚI TƯ DUY
Nhà báo Việt Thảo (thế hệ 2x), từng có thời gian là phóng viên TTXVN đưa tin về Hồ Chí Minh, cuối thập niên 1990 thỉnh thoảng có viết bài cho Tuổi Trẻ. Mỗi lần qua 161 Lý Chính Thắng, vì là người cùng làng với mẹ tôi, cụ hay kéo tôi ngồi ghế đá trong sân Đắc Lộ trò chuyện.
Vài lần cụ nói, "Thực sự đổi mới tư duy thì chỉ mong từ thế hệ các cậu, còn chúng tớ, đảng đã đóng vào đầu những cái đinh, bây giờ đảng bảo nhổ ra, chúng tớ cũng hăm hở nhổ. Nhưng, nói thật, cố kéo thì cũng chỉ làm đứt nụ, nguyên cái đinh (ý thức hệ) vẫn nằm rỉ sét ở trong đầu".
PS: Vừa đọc một bài viết của thế hệ 7x về "Bác", nghĩ, trong khi rất nhiều thế hệ chưa kịp nhổ đinh thì đinh vẫn tiếp tục được đóng vào đầu những thế hệ kế tiếp”.
Đó là những dòng stt mới đây được Osin Huy Đức viết trên Fb. Stt được viết trong bối cảnh cả nước đang hướng tới 74 năm Cách mạng tháng Tám còn được gọi là Tổng khởi nghĩa tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Nếu đọc và chịu khó nghiền ngẫm thì mới hay sự thâm nho của gã trong stt trên.
Theo đó, ẩn danh dưới một sự việc nghe hết sức bình thường, là cuộc trò chuyện giữa hai con người với nhau về một câu chuyện. Nhưng đằng sau cái sự bình thường ấy lại là cả một vấn đề mà nếu xét dưới bất cứ khía cạnh nào nó đều to lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới nền tảng của chế độ hiện tại, đó là vấn đề liên quan tới Đảng, vấn đề ý thức hệ...
Ông Hồ Ngọc Thắng cũng đã nhanh chóng nhận ra điều này khi viết: "Bình thường ra, tôi không quan tâm đến các bài viết của Trương Huy San và đồng bọn. Nhưng hôm nay, một người bạn ở Việt Nam có hỏi tôi về suy nghĩ của tôi đối với statut (trạng thái) mà Osin đăng ngày hôm nay, 26-8-2019, ĐỔI MỚI TƯ DUY.
Có lẽ, phần lớn người đọc nhanh chóng nhận ra, đây là đoạn văn ngắn nói đểu trước bối cảnh, cả nước đang hướng tới 74 năm Cách mạng tháng Tám còn được gọi là Tổng khởi nghĩa tháng Tám và Quốc khánh 2-9". Ông Thắng cũng đã nhanh chóng nhận diện ra cái phương cách cựu nhà báo này tấn công chế độ: "Osin lại vận dụng phương pháp cũ rích của mình là nhắc lại phát biểu của người cao tuổi, có uy tín để rồi suy đoán và nhận định một cách phiến diện và đôi khi còn xuyên tạc trắng trợn. Không ai có thể kiểm chứng, liệu Nhà báo Việt Thảo có phát biểu như anh ta trích dẫn. Nhưng dù ông Nhà báo Việt Thảo có nói như vậy, thì quan điểm đó không phải là chuẩn mực để chúng ta phải nhìn nhận lại các vấn đề liên quan tiến trình cách mạng Việt Nam. Nhưng một điều rất mới mà Osin thực hiện lần này là xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh" và đi đến kết luận rằng: đó là "MỘT BƯỚC TIẾN MỚI CỦA TRƯƠNG HUY SAN TRÊN CON ĐƯỜNG TỘI LỖI?" và chỉ ra lí do khiến Huy Đức có những lời lẽ như trên: "Điều đó cũng dễ hiểu với con người này, bởi vì tuy sinh năm 1962, nhưng đã từ lâu „hết đát“ trên con đường công danh. Để mọi người chú ý, anh ta chỉ còn có thể sản xuất ra những lời văn nhằm cắn càn chế độ, a dua với các thế lực thù địch trong và ngoài nước".
Tuy nhiên, theo dõi bài viết ngắn của Huy Đức, Mõ nhận ra rằng dù nó sâu những chưa thật cay; ngoài lí do stt nói trên nhanh chóng bị nhận diện,vạch trần thì nếu ai đó đã từng theo dõi vài ba câu chuyện kiểu thế này sẽ hay: HUY ĐỨC ĐANG ĐẠO Ý TƯỞNG CỦA NGƯỜI KHÁC trong stt nói trên.
Đọc câu chuyện chúng ta sẽ phát hiện ra nó na ná tác phẩm chống phá chế độ "Những thiên đường mù" của nhà văn lưu vong Dương Thu Hương. Điểm khác là thay vì nói rằng cái đích đến của chế độ là những điều không tưởng thì nay những người trong chế độ đó đã nhận ra những điểm lỗi thời, không đúng của chế độ...
Với câu chuyện đạo ý tứ này, nhiều người đã lên án Đức vì những điều nói ra có sức đả phá chế độ, nhất là vào thời điểm hiện tại. Nó sẽ khiến cho một lớp người thiếu tin tưởng vào con đường đi lên của chế độ hiện tại; sẽ hình thành nên một lớp người hoài nghi chế độ. Đó cũng là lực cản của chế độ trong quá trình tiến lên... Song nếu theo dõi tương quan của câu chuyện và nhất là sự tiếp nối "đóng đinh" của nhiều thế hệ 7X kia sau thế hệ 2X nó đang dẫn tới một vấn đề: Chắc gì những ý nghĩ của mấy vị 2X kia là đúng; và chắc gì những cái sự chấp nhận "đóng đinh" của 7X kia là hoàn toàn sai. Mỗi giai đoạn, mỗi thế hệ đều có cho mình những lối nghĩ, cách nghĩ và cách tiếp cận khác nhau.
Biết đâu vì không theo kịp cái mới, do thủ cựu... nên những vị 2X kia đã suy nghĩ sai lầm dẫn tới có những cái quyết định không đúng... Còn thế hệ 7X, nhiều người trong họ sinh ra sau chiến tranh, họ có điều kiện được ăn học tử tế, sinh sống tốt hơn và đó cũng là lí do họ có điều kiện tiếp cận với những cái tân thời, và càng tiếp cận họ càng thấy được những giá trị tích cực mà chế độ, Đảng mang lại cho họ... Và đó là lí do họ chấp nhận, mong được "đóng đinh" bất chấp những tiền bối của họ thay lòng đổi dạ... và xin thưa, đây mới là điểm vui, những tín hiệu sáng đối với đảng, với vận mệnh chế độ, bởi những kẻ cầm cương, dẫn dòng cho chế độ, xã hội tại VN hiện không còn là 2X mà đã là của 7X và những thế hệ sau....
Cho nên, với câu chuyện của mình, dù với dụng ý xấu xa, thậm chí bẩn tưởi bên cạnh chuyện 'ĐẠO VĂN" THẤP KÉM nhưng nó đã góp thêm một góc nhìn hết sức nhân văn, nhân bản đối sứ mệnh của thể chế chính trị tại VN. Và chừng nào còn những người chấp nhận được đóng đinh với ý thức hệ, với mục tiêu đi lên hiện tại thì chừng đó chế độ đó còn phát triển và còn đi lên...
Nói như thế để thấy được cái sự thất bại của Huy Đức trong cái trò tháu cáy của chính mình, vào một thời điểm đặc biệt....
Nhận xét
Đăng nhận xét