Singapo đã, đang là mơ ước người Việt Nam. Đó cũng là lí do đất nước này là mẫu hình cho Việt Nam vươn tới và theo đuổi và cũng chính bởi điều này nên trong nhiều phát biểu của không ít người, Singapo được nói tới với tư cách điểm đến, cái đích mà người Việt ta hướng đến. Đặc biệt trong kinh tế và văn hoá ứng xử.
Nhưng xem chừng, điều đó không khiến cho người Việt sẵn sàng bỏ qua cho Singapo và những thực thể của họ nếu họ có điều gì đó không phải với VN. Theo dõi cái cách người Việt mình phản đối phát biểu trên Facebook hôm 31/5 trong việc chia buồn việc cựu Thủ tướng Thái Lan Prem Tinsulanonda qua đời của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho thấy rất rõ điều đó.
Phản ứng mới đây của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khi cho biết Việt Nam lấy làm tiếc khi đã có một số nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Singapore về vấn đề này; khẳng định đóng góp và hy sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi. Ngày 16/11/2018, Toà án đặc biệt của Campuchia (ECCC) đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khmer Đỏ, trả lại công bằng cho các nạn nhân, được Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế hoan nghênh.... cũng nói hộ tâm trạng và sự phẫn uất của rất nhiều người Việt Nam sau khi teho dõi sự việc trên.
Sự cộng hưởng bởi phát biểu của nghị sĩ đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Hun Many, con trai của Thủ tướng Hun Sen và Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh hôm 3/6 với báo giới càng khiến cho sự phẫn nộ đó lên cao. Rằng, ai cho phép một người ngoài cuộc được phán xét người khác trong khi cả phía bên kia và bên này đều nhận thức đó là một sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, chứ không phải là xâm lược, xâm lăng gì đó..
Và kể ra sự phản ứng đó là dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu ai đó lật lại lịch sử và xem lại những thăng trầm trong quan hệ giữa Việt Nam chúng ta với các nước Asean hiện nay và trả lời cho câu hỏi tại sao VN mãi gần 20 năm sau Asean thành lập thì ngày ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam mới trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này? Trong khi cùng với Malaysia, Singapo được biết đến với tư cách là thành viên sáng lập của tổ chức này???
Hiểu được vấn đề này và đối chiếu với phát biểu mới đây của Thủ tướng Lý Hiển Long chúng ta sẽ thấy rõ hơn vấn đề: Ông Lý Hiển Long đang nói với giọng điệu của quá khứ và điều đó có sự chi phối bởi bên ngoài.
Theo đó, sự chậm chân của VN trong gia nhập Asean gắn với sự bất đồng trong quan điểm giữa chúng ta với các nước thành viên Asean với nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề Campuchia. VN chúng ta đã khẳng định bản chất chính nghĩa của cuộc chiến chống Pôn pốt xâm lược để giải phóng dân tộc Campuchia khỏi hoạ diệt chủng bằng việc: Rút quân sau khi đất nước này có chính quyền mới điều hành, quản lý đất nước... Song với giọng điệu của những kẻ được mớm lời, trong đó có sự ảnh hưởng của TQ, các nước này vẫn giữ nguyên quan điểm cũ. Đây cũng chính là khúc mắc mà mãi sau này, vì đại cục chung, vì sự phát triển ổn định, hoà bình của khu vực VN chúng ta chấp nhận bỏ qua để gia nhập...
Bản thân Campuchia là quốc gia gia nhập Asean cuối cùng (tính thời điểm năm 1999) cũng bởi sự bất đồng này và vì những bất ổn trong cuộc tranh giành chính trị nội bộ.
Nói như thế để thấy, dù đã trong một mái nhà chung nhưng quan điểm của lãnh đạo nhiều nước Asean với VN trong vấn đề Campuchia vẫn chưa thay đổi. Đó cũng là vấn đề mà để duy trì ảnh hưởng, tác động và chi phối, TQ luôn cố gắng thiết lập và trong quá trình này tiếng nói của Singapo vẫn được sử dụng với tư cách phát ngôn.
Cho nên cũng đừng thấy làm quá lạ khi thủ tướng Singapo nhắc lại những điều trên.
Chỉ trách đám mồm lông, nhân sự việc hùa theo để thoá mạ chế độ mà thôi. Đáng buồn thay cho những kẻ như Huỳnh Ngọc Chênh (cựu nhà báo, Đà Nẵng) đã viết trên Fb cá nhân như sau: "Vậy mà bây giờ Long vuốt mặt không nể mũi, ca ngợi công đức của cựu thủ tướng Thái Pren, khi ông này vừa chết, là người đứng tuyến đầu trong mặt trận 5 nước Đông Nam Á chống lại quân xâm lược VN và "tay sai" Hunxen.
Phát biểu nầy như là tạt cứt vào mặt lãnh đạo hiện hữu của VN và Kampuchia, là những người ông vẫn tay bắt mặt mừng và ôm hôn thắm thiết. Tuy nhiên qua chuyện nầy VN cộng sản và Kampuchia dân chủ trá hình của Hunxen cũng xem lại bản thân mình. Mình phải như thế nào thì người ta mới khinh mình ra mặt như vậy. Kể cả người ta ở đây là một nước bé xíu như hạt tiêu.
Nếu VN và Kampuchia giàu có văn minh, phát triển lành mạnh, không lừa ngoài dối trong... thì bố Lý Hiển Long cũng không dám phun ra lời khinh khi như vậy. Vừa nghèo vừa hèn lại vừa gian thì phải đành chịu. Và coi chừng, không chỉ một Lý Hiển Long khinh bỉ đâu”.
Đây mới là những kẻ đáng lên án, bị chỉ trích. Chúng được sống dưới chế độ, không giống như ông Lý Hiển Long ở một đất nước khác. Vậy mà chúng đang tâm dẫm đạp lên lịch sử, đạo lý và máu xương của không ít thế hệ người Việt đã ngã xuống trong sự bình yên của đất nước Campuchia và cả giá trị của Người Việt hôm nay.
Nhận xét
Đăng nhận xét