SỰ THẬT VỀ CÁCH ĐỌC THEO HÌNH KHỐI CỦA HỌC SINH LỚP 1 (Nếu chỉ xem cái clip câu like trên mạng và phán xét thì không khác gì thầy bói xem voi)





















1. Lịch sử về cách đánh vần lạ mấy ngày nay đang xôn cmn xao là thế nào?
Xin trích lại để các bạn dễ theo dõi:
- Năm 1979 cải cách giáo dục lần thứ 3, cả nước thống nhất học sách cải cách, duy chỉ có Trường Thực nghiệm CNGD học sách của GS. Hồ Ngọc Đại (ngôi trường do chính giáo sư sáng lập).
- Năm 1986, nhận thấy có năm có tới 650.000 học sinh lưu ban trên tổng số gần 2 triệu học sinh lớp 1, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình lúc đó đã quyết định khuyến khích các địa phương dùng bộ sách của GS. Hồ Ngọc Đại.
- Năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho cả nước theo chương trình 2000. Sách Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại được đưa ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông.
- Năm 2006 ngành giáo dục phát hiện nạn ngồi nhầm lớp diễn ra phổ biến, có học sinh sáng học lớp 6 chiều học lớp 1 để tập đọc. GS. Hồ Ngọc Đại đưa sách giáo khoa CNGD quay trở lại bằng qua đề tài nghiên cứu cấp Bộ: "Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số". Giáo sư đi Lào Cai vận động chính quyền địa phương đưa sách giáo khoa Tiếng Việt - CNGD vào dạy.
- Năm 2008, Bộ GD&ĐT quyết định cho thí điểm tiếp ở 5 tỉnh.
- Năm 2013 Bộ GD&ĐT bỏ thuật ngữ "thí điểm", tài liệu Tiếng Việt 1 CNGD được xem là một phương án dạy học chính thức để các tỉnh thành lựa chọn.
- Năm 2016 có 48 tỉnh tham gia. Bộ GD&ĐT, Vụ Giáo dục tiểu học đã thường xuyên có chỉ đạo các Sở, các địa phương về việc triển khai dạy Tài liệu Tiếng Việt lớp 1 CNGD của GS. Hồ Ngọc Đại.
- Trước các câu hỏi của đại biểu Quốc hội và ý kiến dư luận, đầu năm 2017 Bộ GD&ĐT giao cho Viện Khoa học Giáo dục chủ trì tiến hành khảo sát, đánh giá về sách tiếng Việt CNGD, thành lập các đoàn khảo sát ở 5 tỉnh để lấy ý kiến từ 4 kênh: các nhà chỉ đạo chuyên môn Sở, Phòng; giáo viên dạy lớp 1; phụ huynh và kiểm tra học sinh lớp 1.
- Sau khi nghe báo cáo của các đoàn khảo sát, ngày 19/4/2017, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1 CNGD.
- Ngày 12, 13/5/2017, Hội đồng Quốc gia thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1 CNGD đã họp để đánh giá tài liệu này.
- Ngày 22/8/2017, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa ký công văn 3877/BGDĐT-GDTH với nội dung chính:
"Thực hiện chương trình công tác năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tổ chức thẩm định tài liệu Tiếng Việt lớp 1 - CNGD để triển khai dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 ở các địa phương có nhu cầu, trong năm học 2017 - 2018, Để việc triển khai đạt kết quả tốt, Bộ GDĐT đề nghị các sở GDĐT thực hiện các nội dung sau:
1. Xây dựng kế hoạch triển khai dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 theo tài liệu Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục đã được Bộ GDĐT thẩm định phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trên nguyên tắc tự nguyện của học sinh và các nhà trường.
2. Tổ chức tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật dạy học; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cán bộ quản lý, giáo viên trong quá trình triển khai.
3. Chịu trách nhiệm về kết quả triển khai và báo cáo chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 theo tài liệu Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục vào cuối học kỳ I, trước ngày 15/01/2018 và cuối năm học, trước ngày 15/6/2018. Tổng hợp báo cáo quy mô, số lượng triển khai (theo mẫu đính kèm) gửi về Bộ GDĐT (Vụ Giáo dục Tiểu học) trước ngày 30/8/2017."
Nghĩa là tài liệu chỉ có giá trị sử dụng trong năm học 2017 - 2018 mà thôi.
- Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã thẩm lại tài liệu để dùng cho năm học 2018 - 2019 và Thứ trưởng đã căn cứ vào ý kiến của Hội đồng thẩm định để ra văn bản cho phép sử dụng tài liệu trong năm học 2018 - 2019.
Chú thích: CNGD = công nghệ giáo dục.
2. Dư luận đang hiểu lầm quá nặng!
Đây là sách Tiếng Việt 1 (sách Thí điểm Công nghệ GD năm 1987)
Những gì một số bạn đang 'hoang mang' là một clip đọc câu ca dao 'Tháp Mười đẹp nhất bông sen...' chỉ là 1-2 bài đầu dành cho trẻ mới vào Lớp 1 (sách thí điểm CNGD hiện hành) chưa biết gì về tiếng Việt. Hai bài này giúp trẻ biết sơ sơ về tiếng Việt như bao gồm Tiếng và Vần; phụ âm và nguyên âm...rồi các bài sau mới cho trẻ học chữ giống như SGK mấy chục năm qua chúng ta học.
Hay nói cách khác, hình tròn, hình vuông, hình tam giác...để mô tả câu ca dao 'Tháp Mười đẹp nhất..' chỉ là những gợi mở (nhập môn) ban đầu vài buổi hoc cho trẻ chưa biết gì về Tiếng Việt, chứ làm gì có việc mới vào học Một vài ngày mà bắt trẻ có thể đọc được tiếng Việt? Câc bài sau (từ bài 3 trở đi) chúng ta làm gì thấy hình vuông hình, tròn, tam giác để thay thế chữ tiếng Việt? Các thế hệ Con cháu chúng ta học xong lớp 1 chương trình này đều biết chữ và hiện nay có em đã tốt nghiệp ĐH ra trường đi làm rồi.
Tại sao chương trình dù thí điểm đã gần 30 năm nay nhưng tại sao bây giờ mới bị lên tiếng? Chúng ta dễ dàng nhận ra những người lên tiếng hoàn toàn chưa bao giờ được cầm cuốn sách này hoặc chưa tìm hiểu kỹ vấn đề mà chỉ a dua, lên đồng trên MXH. Rõ ràng, chương trình này không hề có một một bài nào làm Tiếng Việt bị biến đổi hay nói cách khác đây hoàn toàn KHÔNG PHẢI LÀ 'Cải Cách Tiếng Việt' nhưng cộng đồng mạng nhầm tưởng.
Đây chỉ là một Phương pháp khác DẠY Tiếng Việt bên cạnh cách dạy truyền thống mấy chục năm qua. Nó hoàn toàn không cải cách bất kỳ từ cách đọc, cách viết một từ Tiếng Việt nào; chỉ thay đổi rất ít cách đánh vần truyền thống cho học sinh lớp 1-2 mới học Tiếng Việt chứ đâu dành cho những người lớn đọc tiếng Việt như chúng ta.
Trước khi đưa vào giảng dạy, những giáo trình này đã được Hội đồng chuyên môn, thẩm định, đánh giá nhiều năm mới đưa vào giảng dạy cho con em chúng ta. Tuyệt nhiên nó có cơ sở khoa học và thực tiễn giúp con em chúng ta biết chữ, biết đọc, biết viết và thực tế là như vậy.
Những bậc phụ huynh chưa bao giờ thấy, được học cách này nên hoang mang cũng là dễ hiểu nhưng làm ơn trước khi nói gì viết gì cũng phải cẩn thận tránh việc 'vô minh' của mình làm ảnh hưởng đến con trẻ, những tâm hồn vô cùng trong sáng của các con.
Tôi viết vài dòng để các bậc phụ huynh có con em đang học lớp 1 hoặc mầm non cứ bình tĩnh, mọi việc không có gì phải ầm ĩ. Kính mong mọi người, nhất là cư dân mạng nếu không đóng góp gì cho xã hội thì đừng góp phần gây ô nhiễm nó, thực chất nó đã quá ô nhiễm rồi.
Tôi nghĩ trong vấn đề này câu đó hoàn toàn đúng. Hiện tại trên cả nước chưa phổ cập 100% giáo trình này nên quý phụ huynh nào tin tưởng thì có thể cho con mình học, ai không đồng tình, phản đối có thể chuyển lớp hoặc chuyển trường vì việc này do phụ huynh quyết định.
3. Sở dĩ giáo trình vẫn tồn tại đến ngày hôm nay vì bởi lẽ nó mang lại được sự thành công nhất định chứ không phải thất bại. Tức là vẫn có người học và họ không hề gặp vấn đề gì, họ vẫn có thể đọc được, viết được bình thường.
Quyển sách được biên soạn và đóng góp bởi cán bộ giáo viên bộ môn ngôn ngữ và văn tức là những người nghiên cứu sâu về ngôn ngữ và văn chứ không phải những người thiếu hiểu biết vậy nên về tôi tin tưởng vào giáo trình này. Một điều khiến tôi tin tưởng vào nó nữa đó chính là chưa thấy ai mù chữ hay viết lạc, đọc lạc sau khi học nó.
Không thể tránh khỏi việc mỗi người sẽ có những ý kiến trái chiều vì tất cả đều có quan điểm riêng của mình. Nhưng như đã nói ở trên "Đã dùng thì phải tin, nếu không tin thì đừng dùng"
Gửi thế hệ 8x những thứ này mong mọi người sẽ nhớ.
Gửi thế hệ 9x những thứ này mong mọi người suy nghĩ.
Gửi thế hệ 2k không biết gì về điện thì mần ơn đừng có xong pha đi sửa ống nước.
4. Vậy mà các phụ huynh, các vị áp đặt suy nghĩ, kiến thức của người lớn vào đầu óc của trẻ em lớp 1 và bắt đầu chửi.... Các vị nên nhớ trẻ em mới vào lớp 1 chưa hề biết mặt chữ, là những trang giấy trắng và sự cải tiến cách dậy không phải là ko có khoa học.
CON TUI MÀ DẠY KIỂU NÀY TUI CHO NGHỈ HỌC.
MỐT CON TAO ĐI HỌC VỀ CHẮC NÓ ĐƯA TOÀN 🔵🔴 KHOE CHO TAO XEM QUÁ.
MÔT MUỐN VIẾT GIẤY TỜ PHẢI NHỜ CON TAO NÓ VẼ CHO. BUỒN CHO MỘT THẾ HỆ.... Nói vậy để làm cái gì? người ta nói "Nằm trong chăn mới biết chăn có rận". Chưa tiếp xúc với giáo trình mà phán thì cũng chỉ là người dưng ý kiến.
Xin hãy chia sẻ, để các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về cách dậy học mới, đừng để bọn lều báo, bọn phá hoại, gây chia rẽ, hạ uy tín lãnh đạo thừa nước đục, dắt mũi đồng bào ta!
Ảnh: Sách năm 1987 do bạn Huỳnh Nghĩa Hiệp‎ công bố

Nhận xét